当前位置:首页 > Nhận định > Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Pachuca, 10h05 ngày 9/2: Sân nhà phản chủ
Chồng tôi là một người khá yêu mẹ và nghe lời mẹ. Nghe mọi người nói người đàn ông yêu mẹ thì sẽ yêu thương vợ và hiểu vợ nên việc anh nghe lời mẹ tôi cũng không quá bận tâm.
Khi lấy nhau rồi tôi thật sự sốc. Mẹ chồng tôi để ý từng li từng tí mọi việc tôi làm, từ rửa bát tới dọn dẹp nhà cửa. Có những lúc tôi rửa bát xong mẹ ra cầm từng cái một soi lên xem còn bẩn không, lau nhà hay cầu thang mẹ dùng tay miết xem còn bụi.
Mỗi khi tôi đi làm về muộn là mẹ hỏi lý do, thậm chí tôi sang thăm bố mẹ về muộn chút bà nói bóng nói gió. Tôi có nói chuyện với chồng thì anh gạt đi, anh bảo giờ nói với mẹ để nghe chửi à, tôi cũng im lặng bỏ qua cho êm cửa êm nhà.
![]() |
Khi tôi có thai thì bị nghén, không ăn uống được gì và rất mệt, tôi phải xin nghỉ làm ở nhà một thời gian. Chồng tôi lúc đó thương vợ nên cũng chăm sóc tôi nhưng mẹ anh không hài lòng.
Bà chửi chồng tôi nhưng cố tình để tôi nghe thấy. Bà bảo xưa bà chửa đẻ mấy đứa vẫn phải hùng hục làm có được nghỉ đâu mà giờ tôi mới đứa đầu đã bày đặt làm nũng. Không đi làm thì lấy tiền đâu mà ăn, để chồng nuôi báo cô. Chồng tôi nghe mẹ chỉ im, anh còn bảo tôi hay cố đi làm, tôi thấy chán nản.
Sau gần 1 tháng nghỉ ở nhà tôi cố gắng đi làm cho khuây khỏa, tan giờ làm tôi không muốn về nhà ngay vì cảm thấy ngột ngạt. Mẹ chồng sẵn sàng chửi tôi mỗi khi bà không hài lòng bất cứ điều gì.
Đỉnh điểm là khi tôi sinh con, bà không cho chồng tôi thức đêm chăm con cùng tôi. Bà bắt chồng tôi đi ngủ để hôm sau còn đi làm. Một mình tôi vật vã với con. Con tôi mới đầu cữ nên nết ăn ngủ chưa vào giấc, đêm bé thức, ngày bé ngủ, người tôi gầy rộc vì con, có lúc tôi tưởng chừng stress.
Cả đêm tôi chăm con, ngày con ngủ tôi cũng cố tranh thủ ngủ thì mẹ chồng đi ra đi vào phòng tôi xắt xéo. Có lúc mệt quá tôi ngủ say con thức không biết, bà chửi ầm lên là tôi chỉ biết lo ngủ mà không lo cho chồng con. Mẹ tôi thương tôi nên qua nhà chồng tôi chăm cho mẹ con tôi thì mẹ chồng nói ra nói vào không đồng ý khiến mẹ tôi tự ái bỏ về.
Đầy tháng con tôi xin về nhà mẹ đẻ ít bữa, mới được 5 ngày bà gọi điện bắt tôi về và bảo chồng tôi sang đón, vợ chồng tôi đã cãi nhau vì chuyện đó. Về nhà chồng tôi lại phải chịu những ngày không được chồng và mẹ chồng san sẻ, tôi bị trầm cảm.
Em trai tôi sang thăm tôi và cháu, nó thấy tôi gầy hốc hác và có dấu hiệu trầm cảm, nó đã bàn với bố mẹ tôi đưa mẹ con tôi về nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi không cho tôi đi, em trai tôi nhất quyết đưa mẹ con tôi đi thì bà nói từ mặt tôi, cấm tôi quay về.
Tôi về nhà mẹ đã được 4 tháng, tinh thần tôi thoải mái hơn rất nhiều và bắt đầu đi làm lại. Trong suốt thời gian tôi về nhà mẹ, chồng tôi chỉ gọi điện. Tôi hỏi sao a không sang thăm mẹ con tôi thì anh nói mẹ anh không cho, tôi không muốn nói gì thêm.
Nay anh gọi điện cho tôi nói mẹ anh bắt tôi quay về, nếu không về thì sẽ cho người sang mang con tôi về và bắt chúng tôi ly dị. Bà có đủ điều kiện để khiến tôi không được nuôi con. Tôi phải làm sao đây?
Độc giả Huyền Thương
Chồng tôi làm ở siêu thị điện máy còn tôi làm giáo viên mầm non, chúng tôi yêu nhau được hai năm thì về chung một nhà. Vợ chồng tôi sống cùng mẹ chồng bởi bố chồng đã mất.
" alt="Mẹ chồng quá quắt khiến tôi trầm cảm sau sinh"/>Đấy chỉ vì việc bóc tôm mà giận, lại còn phải ăn thua với bạn thân mới vừa, sao không ăn thua ai trưởng thành hơn, tự bóc tôm tự ăn nhanh hơn mà cứ phải là ai được người yêu bóc tôm cho ăn nhiều hơn?
![]() |
Nghe xong câu chuyện cư dân mạng đã biết ngay vấn đề của anh chàng này ở đâu, và bình luận vui rằng "nay mát trời thế này chia tay cũng hợp lý".
Mọi người cho rằng anh chàng quá là thiếu tinh tế trong cách đối xử với người yêu. Các cặp đôi yêu nhau, trừ những lúc ở riêng bên nhau rất ngọt ngào, thì trước mặt người khác… càng phải ngọt ngào hơn nữa, vì con gái ai cũng thích điều đó, thích cho người khác thấy mình được yêu và được chiều.
"Người yêu nhờ bóc vỏ tôm thôi mà, bóc cho cô ấy vài con rồi ăn sau có chết đâu. Trong khi đôi bạn thân ngọt ngào thế kia, cô ấy cũng muốn bằng bạn bằng bè. Ông cục súc thế người ta mất mặt…", một thành viên diễn đàn chỉ ra cái sai cho anh chàng.
"Chịu với thanh niên này", "Ôi bạn ơi, phải xin lỗi năn nỉ người yêu hết dỗi đi, để các bạn yêu nhau tiếp, chứ người như bạn xổng ra lại khổ chị em chúng tôi", "Trong khi bao nhiêu người đang ế thì ông có người yêu mà ko biết trân trọng, cũng chả tâm lý tinh tế tí gì. Thôi ông xứng đáng ế suốt đời"… là các ý kiến cho rằng anh chàng này "sống lỗi" với bạn gái quá và xứng đáng không có người yêu.
Con gái thật ra đúng là rắc rối nhưng nếu hiểu được họ rồi thì cũng thấy họ rất dễ… xử lý. Tất cả những gì con gái cần trong tình yêu là được bạn trai quan tâm từ những điều rất nhỏ, cho họ một chút cảm giác được che chở, yêu thương, họ sẽ đền đáp lại hơn gấp nhiều lần.
Bình thường các chàng trai đi tán tỉnh, thả thính, phải săn đón chiều chuộng con gái đủ điều còn mệt hơn nhiều, chứ dăm ba cái trò bóc tôm "thể hiện" trước người ngoài thế này mà không làm được thì đúng là quá kém. Người thông cảm có thể nói bạn ngờ nghệch, vô tâm, nhưng người khó tính sẽ cho rằng bạn kém ga lăng và chấp nhặt với người yêu đấy.
Theo Dân Trí
Trên một diễn đàn dành cho bạn gái có hàng triệu người theo dõi, cô gái buồn rầu kể chuyện vừa đến nhà bạn trai, bị mẹ bạn phản đối thẳng thừng vì không phân biệt nổi con… cá gáy.
" alt="'Mỗi cái chuyện đi ăn không bóc tôm' mà bị bạn gái đòi chia tay"/>'Mỗi cái chuyện đi ăn không bóc tôm' mà bị bạn gái đòi chia tay
![]() |
(Ảnh minh họa). |
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2: Khó thắng cách biệt
Trong thời gian qua, đội ngũ y bác sĩ, lực lượng y tế tuyến đầu của cả nước đang dốc toàn lực cho cuộc chiến chống dịch Covid-19. Những ngày này, người dân cả nước cũng hướng về tuyến đầu với tất cả sự tri ân, cảm kích.
![]() |
Các chuyến xe với thông điệp “Tuyến đầu khỏe mạnh, vì Việt Nam khỏe mạnh” đã đồng loạt khởi hành mang món quà của nhân viên Vinamilk gửi đến tuyến đầu |
Với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn và tiếp sức lực lượng tuyến đầu trong giai đoạn chống dịch cao điểm này, Vinamilk đã tiếp tục triển khai hoạt động trao tặng sản phẩm dinh dưỡng cho hơn 50 bệnh viện trên cả nước. Đây cũng là món quà tinh thần, tấm lòng của tập thể nhân viên Vinamilk gửi đến tuyến đầu với lời chúc “Tuyến đầu khỏe mạnh, vì Việt Nam khỏe mạnh”.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Tp. Hà Nội) nhận “món quà sức khỏe” từ Vinamilk |
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (TP. Hà Nội), hiện điều trị khoảng 170 bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng, vì vậy, áp lực và cường độ làm việc của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện rất lớn. Tiếp nhận những món quà từ Vinamilk, BS. Nguyễn Văn Học, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đức Giang chia sẻ: “Để đảm bảo nguồn năng lượng trong thời gian điều trị bệnh nhân Covid, ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì việc được hỗ trợ bổ sung vitamin, khoáng chất, sữa, hoa quả từ bệnh viện, các nhà hảo tâm cũng là nguồn động lực về tinh thần với nhân viên y tế chúng tôi. Chúng tôi rất cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các tập đoàn dành cho đội ngũ nhân viên y tế. Hy vọng cùng nhau, chúng ta sẽ đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe của người dân.”
Chuỗi hoạt động tiếp sức tuyến đầu cũng đã được Vinamilk tổ chức thực hiện đồng loạt tại nhiều bệnh viện cả nước như Bệnh viện Việt Đức (TP. Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP. Đà Nẵng), Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ… Tại TP. HCM, Vinamilk cũng hỗ trợ gần 100.000 sản phẩm tại 15 bệnh viện điều trị, bệnh viện thu dung, dã chiến, các điểm cần hỗ trợ của thành phố.
![]() |
Từ cuối tháng 6/2021, hàng trăm ngàn món quà sức khỏe đã được gửi đến hơn 10.000 cán bộ y tế tại 60 bệnh viện trên cả nước |
Trước đó, nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Vinamilk cũng đã trao tặng 3.000 “món quà sức khỏe” cho đội ngũ y bác sĩ cùng gia đình tại 10 bệnh viện ở nhiều địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An...
Các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tuyến đầu được Vinamilk lựa chọn không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, năng lượng, mà còn tiện sử dụng, dễ bảo quản, phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của các y bác sĩ. Cụ thể như sữa uống dinh dưỡng Sure Prevent Gold dạng chai, bổ sung 29 dưỡng chất thiết yếu; sữa chua uống Probi bổ sung lợi khuẩn; sữa tươi Green Farm bổ sung dinh dưỡng hay sữa đặc Ông Thọ dạng tuýp tiện lợi, phù hợp cho những bữa ăn nhanh của các y bác sĩ…
Các sản phẩm dinh dưỡng đã được gửi đến tận tay các cán bộ y tế trong những ngày giãn cách xã hội tại nhiều địa phương |
Trong điều kiện quy định giãn cách xã hội đang được áp dụng ở các địa phương trên cả nước, việc điều phối, vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với những nỗ lực duy trì sản xuất, cung ứng, Vinamilk vẫn đảm bảo các sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân trong giai đoạn này, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình cộng đồng, tiếp sức tuyến đầu.
“Kho vận TP.HCM của Vinamilk hiện áp dụng “3 tại chỗ”, cán bộ, công nhân viên được tiêm vắc-xin, trang bị dụng cụ, thiết bị bảo hộ cần thiết để phòng dịch, đảm bảo công tác giao nhận hàng hóa an toàn. Từ những ngày đầu bùng dịch, công ty đã tổ chức rất nhiều đợt ủng hộ, tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu. Tuy giai đoạn này, việc chuyển các sản phẩm đến các bệnh viện, khu cách ly gặp nhiều trở ngại nhưng các nhân viên công ty đều nỗ lực hết sức, không ngại khó khăn, miễn sao đưa sản phẩm đến được với tuyến đầu nhanh chóng nhất.” - anh Lê Đức Thọ, Giám đốc Kho Vận TP.HCM cho biết.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Vinamilk luôn tích cực trong các hoạt động cộng đồng, chăm sóc trẻ em, tiếp sức tuyến đầu và chung tay cùng Chính phủ chống dịch với tổng ngân sách đóng góp hơn 85 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, hơn 2,5 triệu sản phẩm dinh dưỡng đã được Vinamilk dành trao tặng, hỗ trợ trong nhiều hoạt động cộng đồng thiết thực. Trong đó, chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh” là chương trình đặc biệt được Vinamilk thực hiện nhân dịp kỷ niệm cột mốc 45 năm thành lập công ty với mong muốn trao tặng “món quà sức khỏe” đến với trẻ em, cộng đồng và tuyến đầu chống dịch, chung tay vì một Việt Nam khỏe mạnh. |
Tuyết Nhung
" alt="Vinamilk tặng quà sức khoẻ 10.000 y, bác sĩ tuyến đầu trên cả nước"/>Vinamilk tặng quà sức khoẻ 10.000 y, bác sĩ tuyến đầu trên cả nước
Trời vừa hửng sáng, bà Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (61 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) vớ lấy chiếc nón lá, đi thẳng đến bếp cơm từ thiện Phước Thiện (huyện Bình Chánh). Đã 6 năm qua, bà cùng các mạnh thường quân tại đây chuẩn bị những phần cơm có thịt miễn phí cho người nghèo.
Bà chia sẻ: “Lớn tuổi rồi, tôi chỉ ở nhà bán tạp hóa. Tuy nhiên, khi nghe ở đây có bếp cơm từ thiện, chuyên nấu cơm cho người nghèo, tôi liền đến xin được góp sức”.
“Nhiệm vụ của tôi là hàng sáng đến bếp cơm để rửa rau, gọt củ, phụ giúp nấu nướng. Khi cơm chín, các món ăn hoàn tất, tôi lại cùng mọi người cho cơm, canh, thức ăn vào hộp. Đến trưa, sẽ có người đến nhận các suất cơm này đi gửi cho người nghèo”, bà nói thêm.
Bà Hạnh bỏ cơm vào hộp, đợi nhân viên của bếp cơm từ thiện đến chở đi phát, gửi tặng cho người nghèo. |
Bà nói, trước đây, khi bán quán ở nhà, bà thường thấy nhiều mạnh thường quân, chủ bếp cơm từ thiện đến mua thực phẩm. Nhiều lần để ý, bà biết được họ tổ chức nấu cơm tặng người nghèo nên tình nguyện góp sức.
“Tuy không đóng góp được nhiều nhưng tôi thấy rất vui và hạnh phúc vì có thể cùng mọi người chung tay san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đặc biệt, trong mùa dịch, những người khó khăn lại càng thêm chật vật. Nhiều người không đủ tiền mua cơm ăn ngày 3 bữa. Các bếp cơm từ thiện như thế này sẽ phần nào giúp đỡ được họ vượt qua thời khắc khó”, bà nói.
Cách vị trí bà Hạnh ngồi không xa là cụ bà tóc đã bạc đang thoăn thoát xếp những hộp cơm vào các túi lớn. Khi được hỏi tên, bà chỉ mỉm cười và cho biết năm nay, bà đã bước sang tuổi 86. Bà nói, tuổi cao nhưng bà còn minh mẫn, tay chân còn nhanh nhẹn nên đến bếp cơm phụ giúp mọi người.
Dù đã 86 tuổi, cụ bà này vẫn cố gắng đến bếp cơm, tham gia công việc hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch. |
Khi biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người bị ảnh hưởng, bà rất muốn được góp sức hỗ trợ, giúp đỡ. Thế nên, biết đến bếp cơm, cụ bà đã lập tức đến xin tham gia, phụ giúp khâu bỏ cơm, thức ăn vào hộp để đem gửi tặng người nghèo.
Trong khi đó, nhiều ngày qua, khu vực phía trước bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TP.HCM) tập hợp nhiều mạnh thường quân đến gửi, phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo. Trong số này, có bà Sử Thị Sắc Nhung (63 tuổi).
Bỏ tiền túi mua gạo, nấu cơm cho bệnh nhân nghèo
Người dân tại đây cho biết, bà Nhung có thâm niên hơn 10 năm phát cơm từ thiện cho người nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, để tránh việc người bệnh tụ tập đông trước cổng, bệnh viện tạm thời không cho bệnh nhân ra ngoài nhận cơm từ thiện.
![]() |
Sau khi nấu cơm, bà Nhung cùng bạn mình tự chạy xe máy, chở đến bệnh viện phát cho bệnh nhân nghèo. |
Việc này khiến nhiều mạnh thường quân dừng việc phát, gửi tặng cơm. Tuy nhiên, bà Nhung vẫn tiếp tục nấu cơm, tự dùng xe máy chở đến bệnh viện gửi cho bệnh nhân nghèo bằng cách đưa qua tường rào bệnh viện.
Ngày chúng tôi có mặt, bà Nhung vừa gửi xong trên 50 phần cơm cùng một số thực phẩm khác cho các bệnh nhân. Bà nói, trước đây, bà vẫn tự tay đi chợ, nấu cơm rồi đem tặng bệnh nhân nghèo. Tuy nhiên, thời gian này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, có thêm nhiều người khó khăn, bà cần tăng thêm nhiều phần cơm.
“Dẫu vậy, tuổi đã cao, một mình tôi nấu không xuể. Do vậy, ngoài những phần tự nấu mỗi ngày, tôi đến các chùa, bếp cơm từ thiện xin thêm cơm rồi chở đến bệnh viện phát. Mỗi ngày như thế, tôi xin được trên 30 phần cơm nữa”, bà Nhung chia sẻ.
![]() |
Sau khi phát tặng người nghèo, hai vợ chồng bà tìm cách gửi tặng các phần bò kho bánh mì cho bệnh nhân nghèo trong bệnh viện. |
Thấy bà cực, một người bạn của bà cũng chung tay góp sức chở cơm, phát cho người nghèo. Trong cái nắng như thiêu đốt giữa trưa, hai bà lưng ướt mồ hôi vẫn cố gắng gỡ từng túi lớn đựng những phần cơm được chất đầy trên chiếc xe máy cũ xuống vỉa hè.
Tại đây, hai bà gửi từng hộp qua tường rào bệnh viện bằng một chiếc xô có dây kéo tự chế. Phía bên kia tường rào, những người đại diện nhận cơm sẽ đem vào bên trong phát cho các bệnh nhân khác. Ngoài cơm, bà còn gửi thêm cho người nghèo bánh mì, xúc xích, mì gói, cá hộp, cháo…
Bà cho biết, toàn bộ chi phí để nấu các phần cơm từ thiện đều đến từ số tiền dưỡng già của mình. “Hàng tháng, các con đều gửi cho tôi một số tiền nhỏ. Tôi tích góp số tiền này để mua gạo, thức ăn về nấu, phát miễn phí cho người khó khăn hơn mình và các bệnh nhân nghèo trong bệnh viện”, bà Nhung chia sẻ.
![]() |
Cuối cùng, bà được hướng dẫn bỏ các phần thức ăn vào một cái xô có dây kéo tự chế để đưa qua tường rào bệnh viện. |
“Bệnh tật đã khổ, đã tốn kém rồi giờ thêm dịch bệnh nữa những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn lại càng thêm thắt ngặt. Nhiều người chỉ dám mua hộp cơm để 2 vợ chồng ăn từ sáng đến chiều. Thế nên, tôi cứ cố gắng hỗ trợ họ được phần nào hay phần đó”, bà chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Bất kể nắng cháy da hay mưa dầm ướt áo, nhóm thanh niên tình nguyện vẫn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để trao quà cho người dân gặp khó khăn đang cách ly tại Quận Gò Vấp.
" alt="'Cầu câu cơm Thạch Sanh' độc nhất vô nhị của 2 cụ bà Sài Gòn"/>'Cầu câu cơm Thạch Sanh' độc nhất vô nhị của 2 cụ bà Sài Gòn
Bị cáo Lê Đình Thuyết tại tòa (Ảnh: Quốc Triều).
Đến nơi, Lê Đình Thuyết để xe đạp bên đường rồi leo qua hàng rào vào khu vườn phía sau nhà nạn nhân. Lúc này, gia đình anh T. đã khóa cửa đi ngủ nên Thuyết ẩn nấp chờ thời cơ ra tay.
Khoảng 6h ngày 19/6, vợ anh T. thức dậy đi xuống phía sau nhà liền bị Lê Đình Thuyết dùng dao sát hại.
Nghe vợ la hét, anh T. chạy đến cũng bị Thuyết đâm trọng thương. Anh T. cố gắng chạy ra phía trước nhà kêu cứu. Lê Đình Thuyết lao theo đâm anh T. tử vong tại khu vườn trước nhà.
Lúc này, hàng xóm nghe tiếng kêu cứu liền chạy đến hỗ trợ. Thấy vậy, Lê Đình Thuyết quay vào nhà ra tay với con của anh T. là cháu Y. (6 tuổi) và cháu N. 4 tuổi.
Người dân địa phương phá cổng vào nhà đưa các cháu bé đi cấp cứu. Lê Đình Thuyết bị công an bao vây, bắt giữ khi lẩn trốn trong khu vườn phía sau nhà nạn nhân.
Cháu Y. và N. bị đâm hàng chục nhát dao nhưng may mắn được cứu sống. Kết quả giám định cho thấy, tỷ lệ thương tích của cháu Y. là 12%, cháu N. có tỷ lệ thương tích 64%.
Tại tòa, Lê Đình Thuyết nói muốn báo thù cho bà nội. Bị cáo nói rằng, mẹ mất sớm, cha lấy vợ mới nên 4 anh em bị chia lìa.
Bị cáo được một người bà con trong họ nhận nuôi và đưa vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sinh sống. Lê Đình Thuyết gọi người này là bà nội.
Hàng chục năm trước, Lê Đình Thuyết được bà nội kể về việc gửi mảnh vườn tại xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi cho chú ruột - cha của nạn nhân T., trông coi. Sau này, bà nội của Lê Đình Thuyết về xã Nghĩa Dõng lấy lại đất nhưng không được.
"Bà nội nói gửi cả mảnh vườn nhờ trông coi giúp nhưng lúc khó khăn muốn lấy lại thì chú tôi không trả, còn xua đuổi bà. Lúc đó, tôi nói với bà là sẽ trả mối thù cướp đất này", bị cáo Thuyết khai tại tòa.
Bị cáo Thuyết nói muốn giết tất cả những người trong gia đình người chú của mình để trả thù. Tuy nhiên, do "không đủ sức" nên chỉ ra tay với gia đình anh T..
Trong phần tranh luận và khi nói lời sau cùng, bị cáo Thuyết đều cho rằng hành động giết người có nguyên nhân từ việc gia đình nạn nhân đã cướp đất của bà nội mình. Do đó, bị cáo nói mức án tử hình như đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát là quá nặng.
Lê Đình Thuyết lúc bị công an, người dân vây bắt khi đang lẩn trốn trong khu vườn sau nhà nạn nhân (Ảnh: Hà Xuyên).
Lý lẽ này bị đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử bác bỏ. Hội đồng xét xử chỉ rõ, tranh chấp đất đai là vụ việc dân sự. Tuy nhiên, từ việc này, bị cáo lại nuôi mối thù mù quáng rồi đi đến hành động giết người dã man.
Bị cáo Lê Đình Thuyết đã lên kế hoạch cho việc giết người, quyết thực hiện hành vi phạm tội đến cùng. Việc 2 cháu bé thoát chết nằm ngoài mong muốn của bị cáo.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lê Đình Thuyết mức án tử hình về tội Giết người.
" alt="Tuyên tử hình kẻ truy sát 4 người trong một gia đình"/>